Thứ Bảy, 22 tháng 5, 2010

Tạm biệt các anh chị lớp 12N07

Kể từ ngày khai trường của Trường Nhật ngữ Murayama, thấm thắt 3 năm đã trôi qua. Ba năm học tiếng Nhật thật là ít ỏi nhưng chúng em nghĩ rằng nó thật lí thú và tràn đầy kỉ niệm. Rồi hai năm sau chúng em cũng sẽ có những trải nghiệm của ngày hôm nay. Muốn ở lại trường nhưng cũng muốn bay xa.
Từ ngày mai, các anh chị sẽ mang theo và giữ mãi những kiến thức đã học, mang theo những giây phút vui buồn đó là những kỉ niệm của ngôi trường này. Hãy cùng nhau học tập để xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh; cùng xây dựng tình hữu nghị tốt đẹp Việt Nam Nhật Bản. Dù ở đâu, các anh chị hãy nhớ về ngôi trường thân yêu này nhé.
Sau đây chúng em xin hát tặng các anh chị bài hát “Tegami haikei jugo no kimie – Bức thư gửi bạn tuổi 15”

村山日本語学校開校の日(ひ)からあっという間(ま)に3年間たちましたね。3年間で日本語を勉強するのは大変少ないですがおもしろいと思います。われわれも2年のあと、今日のあなたたちのような気持ち(きもち)です。学校にのこしたいけれども、遠いところに行きたい行きたいです。
これから、村山日本語学校での勉強したこともうれしいこともかなしいこともを持っていってください。つよいベトナムの国(くに)のため、ベトナムとの日本の友好平和のためにがんばってください。何をするかも、どこにいるかもこのかわい学校を思い出してくださいね。
1年生の2009年度(ねんど)クラスは心から、「手紙はいけい・十五の君へ」の歌を歌ってあげます。

Thu Trang lớp 10N2/09

Thứ Năm, 20 tháng 5, 2010

Vì các anh chị lớp 12N07

Không biết các anh chị lớp 12N07 có hiểu chuyện này không nhỉ. Rồi 2 năm nữa, mình cũng sẽ được các em lớp 10N12 chuẩn bị như vậy.

Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2010

Phỏng vấn Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Đài truyền hình tỉnh Oita (Nhật Bản) phỏng vấn Chủ tịch Liên hiệp các TCHN Việt Nam Vũ Xuân Hồng


(Vietpeace) Nhân dịp Đài Truyền hình tỉnh Oita, quê hương của cựu Thủ tướng Nhật Bản Murayama Tomiichi sang làm việc tại Việt Nam, Đài đã có buổi phóng vấn ông Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch Liên hiệp các TCHN Việt Nam.


Cựu Thủ tướng Nhật Bản Murayama Tomiichi là người lãnh đạo Đảng Xã hội Nhật Bản ở tỉnh Oita, vị Thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản sang thăm chính thức Việt Nam tháng 8 năm 1994, mở ra giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản. Ông cũng là người thành lập Hội đồng Hoà bình và Hữu nghị Nhật – Việt (JVPF) vào ngày 26 tháng 2 năm 2000 và được bầu làm Chủ tịch của Hội đồng cho đến tận ngày nay. Dưới sự lãnh đạo của cựu Thủ tướng Murayama Tomiichi, JVPF đã tích cực quyên góp tiền để ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, giúp xây dựng các trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Thái Bình, trao học bổng cho học sinh nghèo ở Việt Nam và làm nhiều công việc từ thiện khác với số tiền ủng hộ hàng trăm ngàn đô-la …


Trả lời tại buổi phóng vấn, Chủ tịch Vũ Xuân Hồng đánh giá rất cao những hoạt động của JVPF. Tính đến nay JVPF đã tồn tại được 9 năm và có rất nhiều đóng góp trong quan hệ hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản. Trên cương vị là Chủ tịch, cựu Thủ tướng đã lãnh đạo tổ chức triển khai nhiều hoạt động giúp đỡ Việt Nam trên các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, kinh tế, nhân đạo và từ thiện, đặc biệt là giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam/dioxin: tài trợ dự án xây dựng Trung tâm phục hồi chức năng cho trẻ em bị nhiễm chất độc da cam, Trung tâm dạy nghề cho người tàn tật Thái Bình; học bổng hàng năm dành cho học sinh dân tộc nội trú, tổ chức các đoàn ca nhạc dân tộc Việt Nam đi biểu diễn tại Nhật và toàn bộ số tiền từ các buổi biểu diễn được ủng hộ tới trẻ em là nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, kêu gọi các doanh nghiệp Nhật Bản sang đầu tư tại Việt Nam…. Tất cả những hoạt động này, như Chủ tịch Vũ Xuân Hồng nói, “mang tính nhân văn cao cả và có ý nghĩa lớn thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết, sự ủng hộ, động viên, khích lệ của nhân dân Nhật Bản đối với Việt Nam”.


Nói về cựu Thủ tướng Murayama Tomiichi, Chủ tịch JVPF, người có nhiều cống hiến to lớn cho việc phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Nhật Bản, Chủ tịch Vũ Xuân Hồng nói, “Ông là con người vĩ đại, có tầm nhìn xa, có tấm lòng nhân hậu, nhà văn hoá, chính trị nhưng rất bình dị, gần gũi với mọi người, luôn gắn bó, giúp đỡ người nghèo, tàn tật, nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam…. Chuyến thăm đầu tiên của ông tới Việt Nam năm 1994 là một bước ngoặt trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, có ý nghĩa rất lớn mở đường cho các doanh Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Hai nước có quan hệ hợp tác toàn diện, chiến lược cũng bắt đầu từ chuyến thăm của ngài Thủ tướng Murayama”.


Về tương lai hợp tác Việt Nam và Nhật Bản, Chủ tịch Vũ Xuân Hồng mong muốn hai nước hợp tác nhiều hơn để đối phó với những vấn đề mới như dịch bệnh, biến đổi khí hậu, môi trường, các lĩnh vực gắn liền với cuộc sống hàng ngày của nhân dân...Ông cũng mong muốn các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư nhiều hơn vào các tỉnh của Việt Nam và sẽ có nhiều tổ chức tương tự như Hội đồng Hoà bình Hữu nghị Nhật-Việt triển khai các hoạt động từ thiện, nhân đạo giúp đỡ nhân dân Việt Nam…


T. Nguyên

Tình hữu nghị bền vững

Tình hữu nghị được sản sinh trong chiến đấu sẽ mãi mãi bền vững

(Theo SGGP )

Chiều 30-4-2010, trong không khí hân hoan kỷ niệm 35 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam đã tổ chức buổi gặp gỡ gần 100 đại biểu là bạn bè quốc tế trên tinh thần đoàn kết, hữu nghị và hợp tác với Việt Nam. Bí thư Thành uỷ TPHCM Lê Thanh Hải và nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã đến dự.


Tổng Thư ký Hội đồng Hoà bình thế giới (WPC), ông Iraklis Tsavdaridis, khẳng định, chiến thắng 30-4 của Việt Nam là chiến thắng của chính nghĩa dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Việt Nam luôn là tâm điểm các chương trình hành động của WPC. Như năm 1965, WPC đã tổ chức Hội nghị Stockholm lên án cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Lúc đó, nhiều trí thức trên toàn thế giới đã yêu cầu Mỹ rút quân khỏi Việt Nam.

Ông nói: “Việt Nam vẫn là tấm gương, là điển hình cho các cuộc đấu tranh chống áp bức, xâm lược trên thế giới hiện nay như tại Iraq, Afghanistan”. Ông Tsavdaridis cho biết WPC tiếp tục đồng hành cùng các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam để yêu cầu Mỹ bồi thường, xem đó là vấn đề có tính chất pháp lý.


Cùng chung cuộc đấu tranh đòi công lý cho các nạn nhân chất độc da cam, cựu Thủ tướng Nhật Bản Tomiichi MURAYAMA cho biết Uỷ ban Liên lạc Hoà bình hữu nghị Nhật Bản-Việt Nam JVPF được thành lập từ năm 2000 tiếp tục những hoạt động cứu trợ người bị nhiễm chất độc da cam và bị thương vì bom đạn.


Thiếu tướng Liên Xô Porozinski Bronislav Antonovich cho biết, Việt Nam trước đây sau chiến tranh hoang tàn, giờ đây đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nói về quan hệ Việt-Nga hiện nay, ông khẳng định: “Tình hữu nghị được sản sinh trong chiến đấu sẽ mãi mãi bền vững”.


Tại buổi gặp thân tình, bà Weil Ajuska, Chủ tịch Hội hữu nghị Thuỵ Sĩ - Việt Nam trao lại cho Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình lá cờ của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam mà bà đã cất giữ từ năm 1965.


Kết thúc buổi gặp, Bí thư Thành uỷ TPHCM Lê Thanh Hải thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ và nhân dân Việt Nam nhiệt liệt chào mừng các bạn bè quốc tế đến chung vui nhân dịp kỷ niệm 35 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.


Đồng chí Lê Thanh Hải khẳng định: Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ sự ủng hộ chân thành và quý báu của bạn bè quốc tế trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong sự nghiệp xây dựng tổ quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, Việt Nam đã giành được những thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới. Những kết quả này mang tính toàn diện, cơ bản và lâu dài, tạo ổn định về chính trị-xã hội và duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao trong suốt hơn 20 năm đổi mới.


Bí thư Thành uỷ Lê Thanh Hải kết luận: “Tôi tin tưởng sâu sắc rằng Việt Nam sẽ thành công trên con đường mình đã lựa chọn như cách Việt Nam đã chiến thắng kẻ thù xâm lược mạnh nhất”.

V.Minh

35 giải phóng miền Nam

Nhiều hoạt động kỷ niệm 35 năm giải phóng miền Nam

(Theo VOV )

Tối 28/4/2010, tại Khách sạn Daewoo Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội tổ chức gặp gỡ những bạn bè quốc tế nhân kỷ niệm lần thứ 35 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tham dự cuộc gặp gỡ có gần 40 đại biểu khách quốc tế đến từ 20 quốc gia đã và đang dành nhiều tình cảm và sự giúp đỡ quý báu đối với nhân dân Việt Nam trong những năm qua.

Phát biểu tại buổi lễ, bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhấn mạnh: “Nhân dân Việt Nam vô cùng biết ơn những tình cảm và sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu của bạn bè quốc tế, nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc; trân trọng tình cảm tốt đẹp, sự chia sẻ của bạn bè quốc tế, sát cánh cùng Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển.

Năm 2010, nhân dân Việt Nam và Thủ đô Hà Nội chuẩn bị đón Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội. Việt Nam vinh dự đảm nhận chức Chủ tịch ASEAN. Nhân dân Thủ đô Hà Nội đang nỗ lực thực hiện tốt trách nhiệm của chủ nhà, nơi sẽ diễn ra nhiều sự kiện quan trọng và sẽ đón thêm nhiều bạn bè quốc tế đến tham dự và chia vui. Để hoàn thành trọng trách đó, rất cần sự ủng hộ, giúp đỡ của các bạn”.

Thay mặt bạn bè quốc tế, ông Tomiichi MURAYAMA, cựu Thủ tướng Nhật Bản, Chủ tịch Hội đồng Hoà bình hữu nghị Nhật - Việt (JVPF) phát biểu đánh giá cao những nỗ lực của nhân dân Việt Nam, cũng như sự phát triển vượt bậc của đất nước Việt Nam thời gian qua. Đồng thời, ông Tomiichi MURAYAMA bày tỏ hy vọng trong tương lai, mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, quan hệ Việt Nam với các nước sẽ ngày càng được củng cố và mở rộng hơn nữa trên nhiều lĩnh vực hợp tác và hữu nghị. Cựu Thủ tướng Nhật Bản cũng bày tỏ, cho đến tận bây giờ ông vẫn còn nhớ rất rõ cảm giác sung sướng và cảm động của mình khi nghe được tin miền Nam Việt Nam được giải phóng vào ngày 30/4/1975...

Trước đó, các đại biểu quốc tế đã tới thăm Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám - nơi đang lưu giữ 82 tấm bia đá Tiến sĩ các khoa thi triều Lê -Mạc (1442-1779) vừa được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới.