Thứ Năm, 19 tháng 11, 2009

Tiểu sử Ngài MURAYAMA Tomiichi

  • 1924 Sinh tại tỉnh Oita
  • 1946 Tốt nghiệp đại học Meiji
  • 1947 Vào Đảng xã hội Nhật Bản
  • 1955 Nghị sĩ thành phố Oita (đến năm 1963)
  • 1963 Nghị sĩ tỉnh Oita (đến năm 1972
  • 1972 Nghị sĩ Quốc Hội Nhật Bản (đến năm 2000)
  • 1993 Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Xã hội Nhật Bản
  • 1994 Trở thành Thủ tướng thứ 81 của Nhật Bản, đứng đầu liên minh 3 đảng ở Nhật. (đến tháng 1 năm 1996)
  • Là Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên đến thăm Việt Nam (tháng 8-1994), đã hội đàm với Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Tổng bí thư Đỗ Mười. Ý nghĩa của chuyến đi thăm này là “Mở ra cánh cửa thời đại mới mối quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam”. Đặc biệt là sáng kiến mở ra chương trình “Tình bạn giữa Nhật Bản và các nước ASEAN” trong vòng 5 năm sẽ mời 500 thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản giao lưu và học tập
  • 1995 50 năm sau chiến tranh, đã đề xuất chính sách ngoại giao thân thiện giữa Nhật Bản và các nước Châu Á mang tên gọi “Cuộc đàm thoại MURAYAMA”             
  • 1996 Đổi tên Đảng và trở thành Chủ tịch đảng đầu tiên của Đảng Xã hội Dân chủ Nhật Bản (tháng 1 năm 1996)
  • 2000 Hết nhiệm kì trong chính phủ

CÔNG VIỆC HIỆN TẠI

  • Chủ tịch Hội đồng Hòa bình Hữu nghị Nhật Bản – Việt Nam JVPF
  • Chủ tịch quỹ Hòa bình vì sự phát triển của phụ nữ
  • Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Nhật - Trung
  • Chủ tịch Hội xúc tiến quan hệ Nhật - Hàn
  • Chủ tịch danh dự Đảng Xã hội Dân chủ Nhật Bản      

NHỮNG HOẠT ĐỘNG VÌ VIỆT NAM

  • 2000 Tháng 2, thành lập Hội đồng Hòa bình Hữu nghị Nhật Bản – Việt Nam và trở thành Chủ tịch Hội đồng. Trong lời chào mừng sự kiện đó tôi có viết “Vào năm 1994, tôi được vinh dự là Thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản đến thăm Việt Nam. Việc được trở thành Chủ tịch Hội đồng hôm nay là mối duyên sâu sắc của tôi đối với Việt Nam. Nhân dân Việt Nam đã đứng lên xây dựng đất nước từ sự tàn phá của cuộc chiến tranh dài khốc liệt. Nhất định Việt Nam sẽ trở thành một đất nước hùng cường của khu vực Châu Á. Vì sự hòa bình giữa Việt Nam và Nhật Bản với Châu Á thì ngoại giao nhân dân sẽ dần dần trở nên trọng yếu.”
  • 2002 Tháng 2, đến thăm Việt Nam lần thứ hai. Tại TP. Hồ Chí Minh đến chào xã giao Phó Chủ tịch UBNDTP Mai Quốc Bình.
  • JVPF cùng phía Việt Nam là CYDECO, DELISA làm lễ khởi công xây dựng Trung tâm phục hồi cho trẻ em nhiễm chất độc da cam tại tỉnh Thái Bình.
  • Cũng vào dịp đó, đã trao tặng số tiền 80.000 USD do Trung tâm giao lưu văn hóa Quốc tế IFCC thu được qua hoạt động biểu diễn của các đoàn ca nhạc dân tộc Việt Nam.
  • Từ năm 1996, Trung tâm giao lưu văn hóa Quốc tế IFCC hàng năm đã mời các đoàn ca nhạc dân tộc Việt Nam sang Nhật Bản biểu diễn để quyên góp cho Việt Nam. Kể từ năm 2006, IFCC và JVPF cùng kết hợp tổ chức hoạt động này.
  • 2004 Tháng 2, đến thăm Việt Nam lần thứ ba, khánh thành Trung tâm phục hồi cho trẻ em nhiễm chất độc da cam tại tỉnh Thái Bình. Đồng thời cũng đề xuất với Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội giúp sức xây dựng Trung tâm đào tạo nghề cho những nạn nhân chất độc da cam cũng trên địa bàn trên.
  • Trong thời gian đó, hội đàm với Phó Thủ tướng Vũ Khoan
  • 2006 Tháng 10, thăm Việt Nam lần thứ tư để dự lễ Khánh thành Trung tâm đào tạo nghề cho những nạn nhân chất độc da cam, đồng thời đã nhận được sự viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản cho Trung tâm trên.
  • Trong thời gian này đã tham gia lễ phát học bổng lần thứ 2 cho học sinh trung học phổ thông con đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Hà Tây. Quỹ này được bắt đầu vào năm 2005, kỉ niệm 30 ngày thống nhất đất nước Việt Nam JVPF cùng với sự hợp sức của VJFA đã hình thành quỹ “Chương trình chi viện giáo dục” cho Việt Nam.
  • Đợt phát học bổng lần thứ nhất đã trao cho con đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Ba Vì vào năm 2005. Chương trình này đã chọn ra được 60 em được hưởng trong 3 năm học (chương trình kết thúc vào tháng 8 năm 2010).
  • Trong thời gian thăm Việt Nam lần này đã hội đàm với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Một lần nữa, hai bên cùng khảng định về tính cần thiết của phát triển quan hệ kinh tế giữa hai nước; cùng tham gia hội đàm có các nhà kinh tế vùng Kyushu Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Hoàng Trung Hải, Bộ trưởng Bộ kế hoạch – Đầu tư Võ Hồng Phúc.
  • 2007 Ngày 05 tháng 9, đến Việt Nam lần thứ năm, nhận Huân chương hữu nghị của Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao.
  • 2007 Ngày 07 tháng 9, thiết lập Trường Nhật ngữ JVPF (MURAYAMA) tại TP. Hồ Chí Minh. Xuất phát từ tình trạng rất nhiều học sinh Việt Nam đến Nhật Bản học tập nhưng phải bỏ dở giữa chừng. Đó cũng là rất đáng tiếc vì vậy chúng tôi đã mở rộng “Chương trình chi viện giáo dục” theo hướng tiếp theo để đào tạo tiếng Nhật cho học sinh Việt Nam trước khi sang Nhật Bản du học.
  • 2007 Tháng 12, Với tiêu chí tăng cường giao lưu giữa nhân dân hai nước chúng tôi đã tổ chức những hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao bắt đầu từ việc tổ chức cuộc chạy marathon hữu nghị giữa các vận động viên hai nước Nhật Bản – Việt Nam tại Đà Lạt.
  • 2008 Ngày 12 tháng 9, sang thăm Việt Nam lần thứ sáu. Chào xã giao Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Tài. Ngày 13 dự lễ kỉ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản-Việt Nam tại nhà hát Bến Thành. Ngày 14, thăm trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu.
  • Ngày 15 tháng 9, dự lễ chào cờ sáng Thứ Hai tại trường THPT Lê Quý Đôn.
  • Ngày 27 tháng 4 năm 2010 đến Việt Nam lần thứ bảy. Theo lời mời của Chính phủ VN dự lễ kỉ niệm 35 ngày miền Nam giải phóng và thống nhất đất nước. 27~29/4 ở Hà Nội. 29/4~30/4 tại TP Hồ Chí Minh. Tối 29/4 học sinh lớp 10N2/09 tới chào Ngài cựu Thủ tướng tại KS Majestic. Trưa 30/4 Giáo viên Trường Nhật ngữ JVPF (MURAYAMA) và đoàn ca nhạc dân tộc Hoa Đào tới chào Ngài.

10 nhận xét:

  1. Giá như ngài Murayama đến trường Trưng Vương nhỉ!!!

    Trả lờiXóa
  2. Mặc dù không đến trường Trương Vương nhưng học sinh Trưng Vương cũng vẫn được nhận chương trình tài trợ này mà.

    Trả lờiXóa
  3. Dạ vâng nhưng dù sao thì con vẫn muốn gặp ngày Murayama dù chỉ 1 lần.

    Trả lờiXóa
  4. Vâng nhưng con muốn được gặp và nói chuyện với ngài Murayama.

    Trả lờiXóa
  5. Bạn muốn gặp và nói chuyện với Ngài Murayama nghĩa là bạn đang học tiếng Nhật?
    Nếu bạn học ở trường Murayyama thì nhất định không chỉ bạn được gặp mà còn được chụp hình chung với Ngài.

    Trả lờiXóa
  6. dạ em là HS lớp 10N2. Mong là một ngày nào đó sẽ gặp và được nói chuyện với Ngài. Sẽ thật vinh hạnh

    Trả lờiXóa
  7. dạ em là HS lớp 10N2. Mong là một ngày nào đó sẽ gặp và được nói chuyện với Ngài. Sẽ thật vinh hạnh

    Trả lờiXóa